Sở thông tin và truyền thông tỉnh Hà Tĩnh

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

Về hạ tầng số, chính quyền số

Phủ sóng mạng di động 4G và mạng Internet cáp quang đến 100% địa bàn dân cư toàn tỉnh; phấn đấu triển khai mạng di động 5G đạt tối thiểu 50% địa bàn dân cư toàn tỉnh.

100% cán bộ, công chức toàn tỉnh được trang bị và sử dụng thành thạo máy tính, 100% cơ quan Đảng, chính quyền các cấp kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; 100% cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây.

Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã và kết nối với hệ thống hội nghị trực tuyến quốc gia.

100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội được thực hiện trực tuyến và liên thông với hệ thống báo cáo quốc gia.

100% cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối, ứng dụng trên địa bàn tỉnh theo lộ trình của Chính phủ; từng bước hình thành cơ sở dữ liệu mở của tỉnh kết nối liên thông trên 80% cơ sở dữ liệu của các ban, sở, ngành để phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, khai thác trọn đời.

Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Kinh tế số chiếm khoảng 20%GRDP

Mục tiêu đến năm 2025 Hà Tĩnh thuộc nhóm

Trên 80% cơ sở kinh doanh bán lẻ trên địa bàn tỉnh ứng dụng các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt.

100% doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, xuất khẩu hàng hóa ứng dụng đồng bộ các nền tảng công nghệ số, phần mềm thông minh, tự động hóa toàn phần hoặc từng phần hoạt động logistics, hoạt động xuất khẩu.

100% hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, Global G.A.P, OCOP,... có ứng dụng điện thoại thông minh, Internet băng rộng, sàn thương mại điện tử, tiến tới thanh toán hạn chế tối đa dùng tiền mặt.

Từng bước hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp số và hợp tác xã số.

Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

Trên 50% người dùng thiết bị đầu cuối thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh.

50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

Thí điểm mô hình, từng bước hoàn thiện hệ thống dịch vụ đô thị thông minh cơ bản và triển khai Trung tâm giám sát và điều hành đô thị thông minh (IOC) tại thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh.

Mục tiêu phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số quốc gia

>50% Dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân

>70% Người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản

80% Hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang

>70% Người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản

Chuyển đổi số hướng đến thực hiện mục tiêu toàn diện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trọng tâm là phát triển hạ tầng số, cơ sở dữ liệu số, tạo nền tảng phát triển chính quyền số, kinh tế số, hướng đến xã hội số; gắn quá trình chuyển đổi số với cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng cung cấp dịch vụ công của chính quyền các cấp; phấn đấu luôn giữ vị trí thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố có chỉ số cao về Chính phủ số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

  • Chuyển đổi nhận thức

  • Kiến tạo thể chế

  • Hạ tầng & Nền tảng số

  • Thông tin &
    Dữ liệu số

  • Hoạt động
    Chính quyền số

  • An toàn
    An ninh mạng

  • Đào tạo &
    Phát triển nhân lực